Câu hỏi này làm nhiều bậc cha mẹ băn khoăn và lo lắng khi có ý định cho con đi học sớm. Bạn bè đồng nghiệp hỏi: “sao cho con đi học sớm quá vậy? Thương quá.”
“Thôi để ở nhà bà chăm cho đi học các cô không ép ăn đầy đủ lại ốm nữa”
“Thôi để ở nhà chăm kỹ hơn”… rất nhiều ý kiến tác động làm ba mẹ không biết làm sao!
Là một người mẹ nghiên cứu giáo dục sớm, hiểu được tầm quan trọng của môi trường tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Đặc biết giai đoạn 0-3 thấm hút mọi thứ xung quanh. Loan sẽ phân tích các vấn đề để ba mẹ có hướng giải quyết nhé!
Nếu để ông bà chăm, sự khác biệt quá lớn giữa hai thế hệ. Mà rất nhiều trường hợp đã xảy ra mâu thuẫn trong lúc chăm cháu rồi. Ta thường nghe các câu đại loại như “không học mà tao cũng chăm được anh em chúng mày như thế này rồi” “Nuôi hai đứa bây tới giờ có bị làm sao không?”… Ông bà sinh ra trong thời chiến nên việc ăn no mập ú lên là điều quan trọng lắm. Con chưa đói, con mệt cũng bị ép ăn cho bằng được. “Đánh chừa” đổ trách nhiệm khi con bị đau, té ngã các kiểu…
Ngoài ra ông bà liệu có đủ sức để chăm một em bé 2-3 tuổi vô cùng năng lượng và hiếu động không? Nếu không thì là nhốt, là cột lại, là bỏ vô chuồng để bạn ấy khỏi chạy đi. Như thế con trẻ sẽ hạn chế rất nhiều. Vận động không phát triển, ngôn ngữ và kỹ năng càng không…
Người giúp việc đa phần là không tìm hiểu kiến thức về nuôi dạy con, có khi nhiều vùng miền khác nhau ngôn ngữ không chuẩn lại là một giáo án sống bị lệch nữa cho con. Trẻ con chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người nuôi dạy chúng nhiều đấy ạ
Một kỹ năng nào đó của con chậm lại, thì kéo cả đoàn tàu lùi lại một bước, nghe nói chậm sẽ hạn chế con tiếp nhận thông tin và kiến thức mới và rất nhiều điều sau đó
VẬY CÓ NÊN ĐI HỌC SỚM KHÔNG?
Trường đại học Oxford (Anh) đã có rất nhiều nghiên cứu đối với trẻ được cho đi học sớm. Một trong những nghiên cứu đó chỉ ra rằng: những đứa trẻ ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc có khả năng ngôn ngữ và hoạt động kém hơn nhiều so với những đứa trẻ được đi học sớm.
Tiến sĩ Laurence Roope hiện đang làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Y tế của đại học Oxford cho biết thêm: những hoạt động tương tác trên lớp học rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi ở nhà, ba mẹ có thể mệt mỏi vì công việc, bị căng thẳng, người giúp việc hoặc ông bà có những phương thức chưa đúng đắn có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con trẻ.
Trẻ con rất tinh tế, con có thể hiểu và vượt qua được hoàn cảnh rất dễ dàng nếu như được sự trợ giúp từ ba mẹ. Sự chăm sóc và bảo vệ quá đà từ phía gia đình cũng không đem lại kết quả tốt. Khi rời xa ba mẹ, đứa trẻ sẽ được rèn luyện khả năng kiên nhẫn, không e dè nhút nhát khi gặp phải người lạ hoặc khi tiếp xúc với những điều mới. Ngoài ra khi đi học sớm, cô giáo và bạn bè ở lớp sẽ giúp con có thêm được nhiều sự khám phá và nhiều điều thú vị ngoài phạm vi gia đình, vốn chỉ gói gọn trong phòng hoặc trên tivi hay ipad nếu con ở nhà với ông bà hay người giúp việc.
Xa con khi còn nhỏ, rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn không khỏi lo lắng khi sợ con sẽ tủi thân, con sẽ “quên” ba mẹ. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Quốc gia về Sức khỏe và sự phát triển của trẻ em Mỹ (National Institute of Child Health and Development) cho thấy, trường học không đe dọa sự gắn bó giữa con trẻ và ba mẹ nếu như trẻ được nhận sự chăm sóc và tình cảm một cách đầy đủ.
Hi vọng bài viết trên phần nào giúp các bậc cha mẹ tháo gở những mối lo lắng bấy lâu nay. Và mong những người mẹ cho con đi học sớm luôn vững tin với quyết định của mình.
Nguyễn Thị Thùy Loan – Founder hệ thống mầm non Lucasta
Điện Thoại: 037 456 8232
https://www.facebook.com/loanluca.lucasta/
Email: thuyloan1706@gmail.com
Thông tin về Loan: https://nguyenthithuyloan.com/