Một buổi sáng mẹ chở bé đến trường, từ ngoài xe cô thấy con đã nước mắt ngắn nước mắt dài rồi. Mẹ đưa bé vào lớp bé càng khóc dữ dội, trong khi bé đã đi học ở đây quen rồi không khóc nữa.
Mẹ nói “Mẹ về nha con”. Không những khóc nhỏ bé càng khóc dữ dội hơn và không cho mẹ về. Cô nói “con muốn gì nói để mẹ và cô hiểu”. Con vẫn khóc…
Cô hỏi mẹ trên đường đi có chuyện gì không ạ? Mẹ nói “nay mẹ đi trễ nên mẹ đi đường khác đường mọi hôm, đi đường này nè (mẹ chỉ tay ra) không đi vòng qua cái bùng binh”. Cô sực nhớ lại TÍNH TRẬT TỰ CỦA CON. Cô nói “Vậy giờ mẹ chở con đi lại con đường vòng qua cái bùng binh đầy hoa như mọi khi nha” bé nín khóc ngay và sau khi đi xong con vô lớp học bình thường. Thật sự đó là NHẠY CẢM TRẬT TỰ TRONG CON.
(Đây là câu chuyện có thật tại Lucasta Montessori)
Trong quá trình phát triển của trẻ có tồn tại một thời kỳ có tên Nhạy cảm trật tự. Tính cảm thụ này xuất hiện khi trẻ mới chào đời được mấy tháng, đạt đỉnh điểm vào khoảng 2-3 tuổi và hầu như mất đi khi trẻ 6 tuổi.
Bạn có thể nhận thấy những đặc điểm sau ở bé trong thời kỳ nhạy cảm trật tự:
Bé không vừa lòng khi sự vật, sự việc không đúng thứ tự nhất định như thường lệ.
Bé thấy chán ghét khi không ở cùng một vị trí như thường lệ
“Cái này của con”, “cái này của bố”, “cái này của chị”, chỉ cần thay đổi vật sở hữu một chút thôi là bé cảm thấy cáu giận.
Bé mong muốn người khác “cứ làm như mọi khi” và chỉ cần làm khác đi một chút là bé cáu rồi.
Vào thời kỳ này, trẻ vô cùng quan tâm tới “Thứ tự – Vị trí – Vật sở hữu – Thói quen” như kể trên. Chính bà Maria Montessori đã phát hiện ra sự tồn tại của tính nhạy cảm thần bí đối với trật tự ngay từ thuở sơ khai của nhân sinh và đặt tên cho khả năng cảm thụ đặc biệt này là Thời kỳ nhạy cảm trật tự.
Việc người mẹ biết hay không biết thời kỳ nhạy cảm trật tự của trẻ sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Nhiều khi mọi khi con thường làm việc đó mà ba mẹ làm thay như cài cái nón bảo hiểm thôi con cũng khóc suốt mà ba mẹ không hiểu vì sao. Trong câu chuyện của bà Maria Montessori về một người mẹ cởi áo vắt trên tay mà con bà khóc suốt buổi không hiểu vì sao. Thì ra là áo để mặc vào người chứ không phải treo trên tay như thế!
BA MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CON VÀO GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM TRẬT TỰ
Các bậc cha mẹ cần quan tâm
– Rèn luyện thói quen trật tự, ngăn nắp; Không nên đảo lộn trật tự xung quanh trẻ.
– Thỏa mãn cảm giác trật tự ở trẻ tạo cho trẻ một môi trường trật tự và định hướng cho trẻ tính trật tự như tự thu dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, bố trí không gian;
– Bồi dưỡng cho trẻ nhỏ cảm giác tốt về tính trật tự vào lúc thích hợp, để trẻ tiếp xúc với nhiều loại môi trường khác nhau, tạo cho trẻ hình thành ý thức kỷ luật càng sớm càng tốt.
– Khi muốn thay đổi một điều gì? Vật gì? Thì phải thông báo trước và con chấp nhận.
Theo bà Montessori, trẻ sau 2 tuổi cần thiết phải sống cuộc sống tập thể, cha mẹ nên để trẻ chơi trò chơi tìm đồ vật, quan tâm đến sự trưởng thành trong tâm hồn trẻ để động viên và chia sẻ kịp thời.
Cha mẹ cần bồi dưỡng cho con những thói quen tốt trong cuộc sống như ngủ sớm, dạy sớm, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, lấy đồ ở đâu phải nhớ đặt vào chỗ cũ, ở trường học biết xếp hàng, tôn trong quy tắc của các trò chơi, biết nhường nhịn, thói quen cư xử tốt.
Khi yêu cầu trẻ cần phải rõ ràng, kiên nhẫn, không tạo áp lực tâm lý, không vội vàng và cần khoan dung trước những thói quen không tốt của trẻ.
Đó là lý do tại sao Môi Trường Montessori luôn được thu dọn ngăn nắp, trật tự, lấy ở đâu đặt lại ở đó, hình thành thói quen tốt cho con từ ăn, ngủ, đi lại, giữ gìn vệ sinh cá nhân… Quy tắt lớp luôn được nhắc đi nhắc lại về “Chờ tới lượt mình” “Tôn trọng thảm làm việc của mình và người khác” “Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh” xếp đồ ngay ngắn sau khi thay ra, các thao tác Mon đều trình tự các bước không thừa không thiếu… tất cả những điều đó cần thiết cho Một Công Dân Toàn Cầu và giai đoạn hình thành nhân cách cũng bắt đầu từ đây.
Nguyễn Thị Thùy Loan – Founder hệ thống mầm non Lucasta
Điện Thoại: 037 456 8232
https://www.facebook.com/loanluca.lucasta/
Email: thuyloan1706@gmail.com
Thông tin về Loan: https://nguyenthithuyloan.com/