Theo quan điểm giáo dục truyền thống phải chờ đến khi trẻ nhận thức được, trẻ biết rồi mới dạy.. “Con nhỏ biết gì” “Lớn tí rồi dạy” đó là những câu nói của những bậc cha mẹ chưa biết đến giáo dục sớm. Theo quan điểm giáo dục sớm thì trẻ đã biết từ trong bụng mẹ, giai đoạn trẻ sơ sinh và quan trọng nhất là giáo dục từ bào thai đến 6 tuổi đầu đời. Não người phát triển nhất từ 0-3 tuổi và hoàn thiện gần giống như người trường thành ở giai đoạn 0-6 tuổi. Trong quá trình não phát triển thì các liên kết thần kinh cũng được kết nối. Đây là giai đoạn “vàng” cho giáo dục con trẻ, đặc biệt là kích thích 5 giác quan vật lý là điều vô cùng cần thiết. Vậy giai đoạn 0-3 tháng tuổi thì giáo dục sớm như thế nào? Bài viết này xin được hướng dẫn ba mẹ theo phương pháp Montessori.
Phát triển thị giác
Giai đoạn này đa phần con se nằm im, ăn và ngủ, ba mẹ hãy chuẩn bị cho con một môi trường có ánh sáng hài hòa, yên tĩnh và thư thái. Giai đoạn những năm đầu đời, trẻ sơ sinh rất hứng thú với việc quan sát các đồ chơi chuyển động khác nhau.Ba mẹ lưu ý nên khuyến khích động viên trẻ, quan trọng là nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ mà không kích thích quá mức, giúp phát triển khả năng quan sát và cơ hội để trẻ tập trung. Khi mới ra đời vùng thị giác của trẻ chỉ trong giới hạn 20-30cm.
Các học cụ được đề xuất trong giai đoạn này là đồ chơi chuyển động màu trắng đen, đồ chơi chuyển động hình bát diện 3 màu sắc cơ bản đỏ, vàng và xanh dương, đồ chơi chuyển động gobbi…



Phát triển thính giác
Nghe nhạc cũng là một yếu tố quan trọng để rèn luyện thính giác cho con giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi này. Mỗi ngày nên nghe khoảng 15-30 phút và nên chọn những bản nhạc êm dịu, du dương có, sôi động có với âm lượng vừa phải đủ nghe.
Điều quan trọng hơn là ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với con, giới thiệu cho con biết những đồ vật, khái niệm xung quanh phòng, các bộ phận cơ thể con để con phát triển thính giác và khơi gợi trí tò mò. Điều này nghe có vẻ bình thường nhưng nó vô cùng quan trọng ba mẹ cần làm cho con trong những tháng đầu đời này.

Phát triển xúc giác
Bài học đầu tiên về xúc giác là da kề da với mẹ, tìm vú mẹ. Môi trường trước khi con sinh ra hoàn toàn ở dạng lỏng và ấm áp. Sau khi ra đời con tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau như là da mẹ, vải vóc, …. Con thường cầm nắm và sờ rất lâu một thứ gì đó trong tay, ba mẹ hãy khuyến khích con làm điều đó để phát triển xúc giác cho trẻ. Hạn chế mang bao tay trẻ vì như vậy làm hạn chế khả năng sờ các bề mặt khác nhau của trẻ.
Phát triển vị giác
Hãy cho trẻ cảm nhận 4 vị cơ bản: chua, ngọt, mặn, đắng. Dùng chiếc khăn nhúng vào các vị đó từ trái cây cho bé cảm nhận. Đây là cách để kích thích vị giác hiệu quả
Phát triển khứu giác
Mùi hương của môi trường xung quanh: vườn hoa ngoài của sổ, mùi thơm mát trong phòng,..Cho bé ngửi qua các mùi thức ăn, trái cây… Khi ngửi tới các mùi thơm bé sẽ có xu hướng quay về với mùi thơm.
Theo phương pháp Montessori, ba mẹ phải luôn tôn trọng trẻ, quan sát và thấu hiểu trẻ. Khi con cảm thấy vui vẻ, thích thú thì thực hiện, con không muốn khóc lóc, khó chịu thì không nên ép buộc trẻ, như vậy sẽ không có tác dụng. Trên đây là một số gợi ý để phát triển 5 giác quan của bé từ 0-3 tháng tuổi, một cách giáo dục theo phương pháp Montessori.
Nguyễn Thị Thùy Loan – Founder hệ thống mầm non Lucasta
Điện Thoại: 037 456 8232
https://www.facebook.com/loanluca.lucasta/
Email: thuyloan1706@gmail.com
Thông tin về Loan: https://nguyenthithuyloan.com/