0374.568.232

Home / Kinh nghiệm cho cha mẹ / 6 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ – BÀI 20

6 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ – BÀI 20

Chắc hẳn ba mẹ đều biết trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp con rất nhiều trong tương lai. Tin vui trí tuệ cảm xúc có thể phát triển được qua giáo dục. Trí tuệ cảm xúc thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Vậy ba mẹ đã làm gì để phát triển chỉ số cảm xúc của con? 

Cảm xúc bao gồm: cảm xúc tích cực và tiêu cực. Do chúng ta thường chỉ tập trung vào cảm xúc tiêu cực của trẻ và tìm cách đối phó với chúng nên ta chỉ nhận được sự giận dữ, thất vọng, khóc lóc, hờn dỗi, cáu kỉnh và cứng đầu. Sẽ tốt hơn nếu tập trung vào cảm xúc tích cực như vui vẻ, nhiệt tình, hân hoan, hạnh phúc, điềm tĩnh và phát triển chúng ở trẻ. Trẻ nhỏ là một nghệ sĩ tài ba trong việc bắt chước và diễn đạt lại các cung bậc cảm xúc của người lớn. Nên để các con học được ba mẹ cần có biểu lộ đầy đủ cảm xúc với con.

Ba mẹ nên dạy con bộc lộ cảm xúc cả tích cực và tiêu cực, hơn là kìm nén cảm xúc. Nếu con bộc lộ cảm xúc bị gạt bỏ hoặc cự tuyệt nó rất nguy hiểm, bởi nó ngăn chặn cơ chế giải toả cảm xúc tự nhiên của cơ thể và gây ra sự căng thẳng không cần thiết. Vì vậy, cứ để bé khóc khi bị đau hoặc buồn bã, để bé được một mình khi có việc riêng cần làm, để bé được phấn khích, ồn ào  khi bé vui sướng. Cảm xúc giống như cơ thể hãy phát triển sức mạnh, linh hoạt và sức chịu đựng tối đa.

Cảm xúc tiêu cực không quá xấu, chủ yếu là ta dạy cho con cách kiểm soát và xử lý nó như thế nào phù hợp. Cơn buồn, cơn giận là những điều tự nhiên đến và đi như một cơ bão. Có những trường hợp, một người buồn bã vào phòng mở nhạc và làm việc, có thể tạo ra những điều tuyệt vời và cơn giận cũng qua đi mà thôi.

Ba mẹ cần rèn luyện kiên nhẫn chờ đợi con… (Ảnh minh họa)

Ba mẹ làm gì để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc?

Trước hết, Hãy cho bé một cuộc sống dễ chịu, cười nhiều hơn với bé, bé sẽ nhanh chóng làm điều đó với bạn và những người xung quanh. Cho con sống trong tình yêu thương và cảm nhận được tình cảm của ba mẹ với mình. Qua cử chỉ và lời nói. Có 6 cách sau đây để ba mẹ rèn luyện cùng con mỗi ngày nhé!

  1. Lắng nghe thấu cảm

Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với trẻ.

Ví dụ: Khi nghi ngờ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hãy hỏi trẻ “Điều gì sẽ xảy ra đây con?”. Nếu đúng trẻ đang có cảm giác bị bỏ rơi, hãy nói: “Con đúng, mẹ đã thực sự bận với em con nên không có thời gian để quan tâm tới con”. Hãy để trẻ hiểu rằng cha mẹ hiểu được điều trẻ đang cảm nhận

  1. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc

Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ.

VD: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”.

  1. Thừa nhận cảm xúc của trẻ

Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không làm được theo đúng ý, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Thay vì “Chẳng có lý do nào để chán nản” hãy nói rằng: “Thật buồn vì con không thể xếp được các hình đó lại với nhau đúng không?

  1. Chuyển tức giận thành công cụ để dạy

Nếu trẻ cảm thấy lo lắng khi biết phải đến gặp bác sĩ, hãy giúp trẻ bằng cách chuẩn bị mọi thứ và trao đổi tại sao trẻ sợ, tại sao cần tới đó, và trẻ mong đợi gì khi gặp bác sĩ.

Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của mình khi đến gặp bác sĩ và điều gì đã làm cho mình cảm thấy tốt hơn.

  1. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề

Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.

Ví dụ: “Mẹ biết con rất tức giận khi bạn lấy đồ chơi của con như vậy, nhưng con không thể đánh bạn, con làm bạn đau đó. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.

Nếu trẻ không có ý tưởng nào hãy giúp trẻ đưa ra lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người khác vì sự tức giận của mình

  1. Đánh giá vấn đề chứ không phê phán cá nhân

Cha mẹ cũng muốn kiểm tra cách mình phản ứng như thế nào với sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Một điều quan trọng là không nên sử dụng những ngôn từ lỗ mãng khi tức giận. Đừng để lúc nóng giận ba mẹ mắc lỗi gắn mác cho con, hãy nói về hành vi nhiều hơn nói về cá nhân nhé

Hãy nói “khi con làm điều đó mẹ cảm thấy rất buồn” hơn là “mày làm cho mẹ phát điên lên” vì trẻ sẽ hiểu được vấn đề từ hành vi chứ không phải do trẻ.

Hãy cẩn thận khi nhận xét, phê phán vì có thể ảnh hưởng lớn đến tính tự tin của trẻ.

Cảm xúc của con nhưng không phải là con

Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ xúc cảm, bố mẹ không thể là người “vô cảm”. Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con. Nên dạy cho trẻ kỹ năng EQ để giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm, có kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Xin cảm ơn ba mẹ đã đọc bài của cô!


Nguyễn Thị Thùy Loan – Founder hệ thống mầm non Lucasta Montessori

Điện Thoại: 037 456 8232  

https://www.facebook.com/loanluca.lucasta/

Email: thuyloan1706@gmail.com

Thông tin về Loan: https://nguyenthithuyloan.com/

About Loan Luca

Check Also

6 CÁCH GIÚP CON TỰ TIN MỖI NGÀY MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT – BÀI 15

Hàng ngày mình tiếp xúc với nhiều phụ huynh có một than phiền chung về …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *