Trong cuộc sống hàng ngày với những bộn bề, lo toan mà một số phụ huynh quên đi không nói chuyện với đứa con nhỏ của mình. Cộng với chiếc điện thoại thông minh làm cho ba mẹ chơi với con mà lúc nào cũng nhìn vào điện thoại. Từ đó, dẫn đến chất lượng việc giao tiếp với con ngày càng kém đi. Ngay từ nhỏ cha mẹ và con ít giao tiếp với nhau thì lớn lên tần suất này lại càng thấp hoặc hầu như không có. Vậy ngay từ bây giờ Ba mẹ hãy quay nhìn lại cách giao tiếp của mình với con đã ổn chưa để mà sửa chữa sớm còn kịp. Sau đây tôi xin gửi đến các bậc phụ huynh 6 bí quyết giao tiếp với con hiệu quả:
1. Lắng nghe con
Lắng nghe con, ngừng làm việc riêng khi con đang nói, để con thấy được những gì con đang nói là quan trọng với bạn và đây cũng là cách dạy trẻ hành vi lịch sự đối với người khác khi họ đang nói. Ba mẹ luôn lắng nghe chân thành, tôn trọng, tạo bầu không khí nói chuyện trong gia đình luôn vui vẻ là con rất vui rồi.
2. Không ngắt lời trẻ
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc giải thích một cái gì đó, hãy nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục. Hãy kiên nhẫn, gợi ý cho trẻ để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để trẻ biết rằng chúng có thể cố gắng để truyền đạt được ý của mình tới người nghe. Việc làm này của ba mẹ vô cùng quan trọng, nó giúp con luyện tập cách trình bày ý tưởng, khả năng diễn đạt để người khác hiểu, giúp con tự tin hơn trong giao tiếp về sau.
3. Thường xuyên tổ chức nói chuyện gia đình
Trong gia đình nhỏ nên thường xuyên ngồi lại nói chuyện với nhau, trong những dịp quan trọng hoặc trong bữa cơm gia đình. Nó vừa giúp gắn kết các thành viên trong gia đình vừa để con trẻ nói ra những điều muốn nói.
Khuyến khích trẻ nói chuyện, chia sẻ ý tưởng, khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, tổ chức những cuộc thảo luận và đối thoại lịch sự trong gia đình là việc làm cần thiết để các thành viên hiểu nhau hơn. Thói quen này nên tập ngay lúc còn nhỏ, tuổi mầm non và tiểu học.
4. Duy trì giao tiếp bằng mắt
Khi nói chuyện với con, bạn hãy thể hiện sự chân thành, sự tôn trọng và thái độ nghiêm túc khi lắng nghe. Tuyệt đối đừng nói chuyện riêng hay ngắt lời con. Hãy để con được nói hết suy nghĩ của mình trước khi cha mẹ muốn bày tỏ ý kiến riêng. Và đáp lại con bằng cách gật đầu, hướng người về phía con hay mỉm cười là dấu hiệu cho thấy bạn đang lắng nghe con một cách chăm chú. Đây cũng là biểu hiện sự tôn trọng con, giúp con có thêm sự tin tưởng để giao tiếp đạt hiệu quả tốt hơn.
5. Chú ý tới cảm xúc của trẻ
Chú ý đến những sắc thái gương mặt của trẻ, để bạn có thể nhận biết những dấu hiệu con muốn diễn tả điều gì và cảm thấy như thế nào. Ba mẹ cũng nên lưu ý trẻ về cách kiểm soát biểu hiện trên gương mặt, để giúp con tránh những phản ứng thiếu tích cực khi giao tiếp, khuyến khích, cùng luyện tập hoặc chơi trò chơi để trẻ biết cách bày tỏ cảm xúc thông qua ánh mắt.
6. Tôn trọng trẻ
Hãy tôn trọng sự riêng tư của trẻ, khi con có dấu hiệu không sẵn sàng chia sẻ hoặc thể hiện bản thân tại thời điểm này. Tôn trọng những cảm xúc và để cho trẻ đi. Hãy thử lại nhiều lần nữa, kiên nhẫn và luôn lắng nghe con ba mẹ nhé
Để cuộc nói chuyện giao tiếp với con được chất lượng, ba mẹ hãy bỏ túi 6 bí quyết này và luyện tập nhiều lần nhé, chắc chắn ba mẹ sẽ trở thành người giao tiếp thành công với các con của mình. Chúc các phụ huynh luôn là người bạn đồng hành với con của mình.
Nguyễn Thị Thùy Loan – Founder hệ thống mầm non Lucasta
Điện Thoại: 037 456 8232
https://www.facebook.com/loanluca.lucasta/
Email: thuyloan1706@gmail.com
Thông tin về Loan: https://nguyenthithuyloan.com/